Chi tiết tin - Xã Triệu Đại - Triệu Phong

 

Menu được chọn không tồn tại.
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 2
  • Hôm nay 161
  • Tổng truy cập 342.947

Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023

10:30, Thứ Ba, 8-8-2023

Nhằm triển khai các nội dung liên quan đến lĩnh vực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Chiều ngày 03/8/2023, UBND xã Triệu Đại tổ chức Hội nghị tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2022, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023.

Toàn cảnh Hội nghị

Về dự và chỉ đạo Hội nghị có Đ/c: Trần Văn Nhuận – HUV, Bí thư Đảng ủy cùng các Đ/c trong Ban Thường vụ Đảng ủy, TT HĐND, TT UBND, các Đ/c đại diện các ban ngành, đoàn thể của xã; cán bộ TT-TT, Chủ tịch Hội CTĐ; Hiệu trưởng trường Mầm non, trường TH&THCS Triệu Đại, đại diện Trạm Y tế, Qũy tín dụng, BQL chợ thuận; các Đ/c là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận các khu dân cư trên địa bàn xã.

                                                                          (Chủ trì Hội nghị)

Trong năm 2022, trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai như: bão, ATNĐ, không khí lạnh, nắng nóng, giông, lốc, sét,…Đặc biệt, ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp nên từ ngày 31/3 đến ngày 02/4/2022 trên địa bàn xã xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Đây là đợt mưa lũ trái mùa, cực đoan, dị thường chưa từng xảy ra trên địa bàn, gây bất ngờ và ảnh hưởng nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, đời sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt đợt mưa lũ xảy ra trong thời điểm cây lúa đang giai đoạn làm đòng - trổ bông nên nhiều diện tích bị đổ ngã, ngập úng, gây ảnh hưởng đến năng suất, cụ thể:

Đối với cây trồng: Lúa đang trỗ và chuẩn bị trỗ bông bị đổ ngã, ngập úng từ 30-70%: 22,5 ha; Diện tích bị đổ ngã, ngập úng trên 70%: 223,7 ha. Rau các loại thiệt hại từ 30-70%: 8,5 ha.

Đối với nuôi trồng thủy sản: Diện tích NTTS bị ngập 28,75 ha.

Trước tình hình đó, để chủ động phòng tránh, ứng phó với diễn biến thời tiết bất lợi trong năm 2023, UBND xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã yêu cầu trưởng các ban ngành, cơ quan trường, trạm, Ban quản lý chợ, các trưởng thôn cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về PCTT, nhất là các hiện tượng thiên tai bất thường, vận động Nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh các loại thiên tai có thể xảy ra.

2. Các địa phương, cơ quan tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác PCTT&TKCN năm 2022, trên cơ sở đó xây dựng phương án, nhiệm vụ PCTT&TKCN năm 2023 phù hợp sát với thực tế từng địa bàn; kiện toàn lại Tiểu ban PCTT&TKCN ở các thôn, cơ quan, đơn vị.

3. Tập trung công tác chống hạn, xâm nhập mặn đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4. Quán triệt phương châm “Chủ động phòng, tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính” trên cơ sở phát huy tốt, có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” hợp lý, cụ thể không để bị động, bất ngờ.

5. Tăng cường công tác cảnh báo, thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban theo quy định.

6. Tiểu ban PCTT&TKCN các thôn, đơn vị theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thiên tai; chủ động tổ chức việc phòng chống, xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn cụ thể. Trong đó chú trọng phương án sơ tán dân ở các vùng nguy hiểm khi thiên tai xảy ra; tổ chức cứu hộ và cứu trợ khẩn cấp, kịp thời trong và sau thiên tai; có phương án phòng, chống dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa bão, đảm bảo vệ sinh môi trường. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống, dầu thắp… đủ dùng ít nhất 10-15 ngày để phòng trường hợp địa bàn chia cắt.

7. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các địa phương có kế hoạch và xây dựng phương án trong công tác PCTT&TKCN, cụ thể như:

- Công tác kiểm tra tình hình sản xuất; khắc phục, sửa chữa các công trình  trước mùa bão, lũ. Đối với các công trình đang thi công dở dang thì phải khẩn trương thi công đúng tiến độ đảm bảo an toàn trong mọi tình huống xấu xảy ra.

- Xây dựng phương án ứng cứu và khắc phục các tuyến giao thông có nguy cơ sạt lở, chia cắt, đảm bảo giao thông thông suốt cho các tuyến đường liên xã, liên thôn. Các tuyến đường ở các vùng thấp phải cắm cọc tiêu, biển báo để hướng dẫn người dân tham gia giao thông lúc bị ngập.

- Phương án về vật tư, lương thực, thực phẩm, bảo đảm môi trường phòng chống dịch bệnh.

- Phương án phòng chống rét, chống hạn, xâm nhập mặn.

- Về công tác cứu hộ, cứu nạn:

+ BCH Quân sự xã là đơn vị thường trực phối hợp với các lực lượng Công an, Hội chữ thập đỏ, Đội xung kích xã tham gia phòng chống, ứng cứu, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trong lúc lụt, bão.

+ Tiểu ban PCTT&TKCN các thôn tổ chức lực lượng ứng cứu nhanh và phân công nhiệm vụ cụ thể để trực tiếp ứng cứu theo phương án “4 tại chỗ” hợp lý.

(Đ/c Trần Văn Nhuận - HUV, Bí thư Đảng ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Đ/c Trần Văn Nhuận – HUV, Bí thư Đảng ủy xã ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả đã đạt được và công tác chuẩn bị PCTT, TKCN của Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã, đồng thời nhấn mạnh: UBND xã cần tập trung chỉ đạo các thôn kiện toàn các Tiểu Ban PCTT và TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, sửa chữa, chuẩn bị các phương tiện, vật tư phục vụ cho công tác PCTT, TKCN trước mùa mưa bão để kịp thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Khi có thiên tai xảy ra đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã kịp thời triển khai, phân công nhiệm vụ, các ban ngành đoàn thể phối hợp tham gia cùng với UBND xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã trong việc trực và chỉ đạo xử lý các tình huống, tổ chức vận động nhân dân chấp hành kế hoạch di dời, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, tham gia các hoạt động cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống cho nhân dân./.

Người viết bài: Nguyễn Ngọc Biên – PCT UBMT, cán bộ TT-TT xã

Các tin khác